Ví dụ về PWYW Trả bao nhiêu tùy thích

Áp dụng PWYW thành công

Radiohead

Vào tháng 10 năm 2007, ban nhạc rock người Anh Radiohead phát hành album mới nhất  “In Rainbows” ở trên Internet thông qua trang web của họ.[5] Nhóm nhạc cho phép mọi người tải album với bất kỳ giá nào mà họ thích, thậm chí là miễn phí. Kết quả là, việc tải album mới của Radiohead thông qua PWYW tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với tất cả các album trước đó của nhóm cộng lại. Nếu Radiohead bán album này qua một công ty thu âm, giá của album này sẽ là $14,99 và Radiohead sẽ nhận được 15% mỗi album ($2,25), thậm chí có thể thấp hơn ($1,40) nếu được bán qua iTunes. Vì vậy, họ quyết định áp dụng chiến lược PWYW. Kết quả là: 38% người tải album này đã trả một mức giá trung bình là $6 và 62% còn lại đã tải album miễn phí. Nghĩa là giá trung bình mà mỗi người khi tải album này đã trả $2,26, cao hơn so với việc bán qua các công ty thu âm. Chỉ trong 24 ngày, album đã có 2,3 triệu lượt tải xuống, với 400,000 lượt tải xuống qua BitTorrent trong ngày đầu tiên.[6]

Panera Bread

Vào năm 2010, Panera Bread bắt đầu sử dụng mô hình PWYW tại năm địa điểm của Panera Cares, cho phép khách hàng trả bao nhiêu tùy thích cho mỗi món họ chọn trong thực đơn. Những quán cà phê cộng đồng phi lợi nhuận này đã được công ty đã sử dụng để nâng cao nhận thức về nạn đói và thực hiện các chương trình đào tạo nghề cho người nghèo, và đã mang lại khoảng 70% doanh thu tăng thêm đối với một cửa hàng Panera truyền thống. Panera Cares đã làm no bụng những ai đi ngang qua cửa hàng, thậm chí cả những người không có khả năng trả tiền.

Đầu năm 2013, Panera đã thử một mô hình biến thể của Panera Cares, cung cấp món gà tây cay với kế hoạch giá PWYW tại 48 cửa hàng Panera Bread tại thành phố St. Louis. Giá đề xuất là $5,89. Mặc dù đã thu hút được sự quan tâm ban đầu nhưng Panera đã từ bỏ chiến dịch sau 4 tháng với khoảng 15,000 bữa ăn cung cấp cho khách hàng. Người phát ngôn của Panera tuyên bố chiến dịch này là một thành công, nhưng họ không cảm thấy đủ với những gì họ nhận được.[6]

Humble Bundle

Humble Bundle được thành lập vào năm 2010, là một nền tảng chủ yếu cung cấp video game. Humble Bundle đã sử dụng mô hình PWYW ngay những ngày đầu tiên, cho phép người dùng trả bao nhiêu tùy thích cho các gói trò chơi trên máy tính cá nhân. Khách hàng sẽ trả bao nhiêu tùy thích và số tiền có được sẽ chia cho cửa hàng Humble Bundle, những người phát triển game và quyên góp từ thiện. Khi người dùng trả nhiều hơn, họ sẽ được mở khóa nhiều trò chơi hơn trong một gói. Giá trung bình của gói trò chơi sẽ tăng lên khi có nhiều người mua hơn. Nếu trả với mức giá lớn hơn hoặc bằng mức trung bình, người dùng sẽ mở được khóa những phần thưởng trong gói trò chơi, khuyến khích người mua chi trả nhiều hơn. Doanh số của một vài gói trò chơi đã vượt 1 triệu đô la, cho thấy rằng Humble Bundle đang thực hiện rất tốt mô hình PWYW này.[6]

Paste Magazine

Chứng kiến sự thành công của Radiohead, “Paste Magazine” quyết định sử dụng mô hình PWYW với chương trình khách hàng đăng ký đọc tạp chí trong vòng 1 năm trong thời gian 2 tuần. Kết quả là, Paste đã có hơn 30,000 người đăng ký, thông thường, để đạt được số lượng đăng ký này, Paste phải gửi 2 triệu bức thư trực tiếp đến tay khách hàng. Tại thời điểm này, Paste Magazine còn khá mới lạ và rất cần người đăng ký cũng như gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. PWYW đã giúp Paste gia tăng một số lượng lớn người đăng ký, và khách hàng phải sử dụng tạp chí này trong cả 1 năm.[6]

Wikipedia

Wikipedia - bách khoa toàn thư trực tuyến khổng lồ, đã sử dụng mô hình PWYW trong nhiều năm. Wikipedia miễn phí truy cập, nhưng luôn cho phép người dùng quyên góp bất kỳ số tiền nào họ muốn để hỗ trợ việc lưu trữ và chỉnh sửa các trang thông tin. Họ cũng chạy các chương trình quyên góp một vài lần mỗi năm, nhắc nhở và gợi nhớ người dùng trả bất cứ bao nhiêu tùy thích để giúp Wikipedia tiếp tục hoạt động.

Đối với Wikipedia, mô hình PWYW đã thành công rực rỡ, giúp họ nhận được hơn 112 triệu đô la[7] trong thời gian quyên góp 2018-2019.[6]

Áp dụng PWYW thất bại

Tháng 10 năm 2016, một nhà hàng mới ở Quý Dương, Trung Quốc đã quyết định sử dụng PWYW như một chiến lược giá thử nghiệm. Nhà hàng vừa mới mở cửa và muốn khuyến khích càng nhiều khách hàng dùng thử càng tốt. Vì vậy, nhà hàng đã ra mắt với một chương trình khuyến mãi giá PWYW trong một thời gian giới hạn. Trong chương trình khuyến mãi này, khách hàng có thể đặt bao nhiêu đồ ăn tùy thích và trả bất cứ thứ gì họ muốn sau bữa ăn. Nhà hàng dự tính ​​sẽ mất một số chi phí nhưng bù lại, có được những khách hàng mới sẽ quay trở lại. Nhưng những gì xảy ra với nhà hàng thực sự là một thảm họa. Trong vòng một tuần, nó đã mất hơn 100.000 RMB (khoảng $15.000 vào thời điểm đó). Tệ hơn nữa, một ngày sau khi chương trình khuyến mãi kết thúc, không một người nào xuất hiện để ăn ở đó với giá thông thường, khiến các chủ nhà hàng vô cùng thất vọng. Chủ sở hữu tiếc nuối: “Nếu thức ăn hoặc dịch vụ của chúng tôi là vấn đề, thì đó sẽ là một chuyện. Nhưng theo phản hồi của khách hàng, các món ăn của chúng tôi đều đầy đủ và ngon miệng. Chỉ là các khoản thanh toán không khớp với các việc định giá của khách hàng.”[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trả bao nhiêu tùy thích https://quickbooks.intuit.com/r/marketing/pay-what... https://www.odditycentral.com/news/chinese-restaur... https://aisel.aisnet.org/cais/vol30/iss1/10/ https://www.coursera.org/lecture/marketing-digital... https://www.pnas.org/content/109/19/7236 https://en.wikipedia.org/wiki/Name_Your_Own_Price https://en.wikipedia.org/wiki/Pay_what_you_can https://en.wikipedia.org/wiki/Pay_what_you_want https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Fundraisin... https://zenodo.org/record/894406#.XtShnjozZPY